Doanh nghiệp bất động sản nên tự cứu mình

TP - Sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng bất động sản, các doanh nghiệp lĩnh vực này đang cùng nhận ra một điều cốt tử. Đó là muốn tồn tại qua cơn khủng hoảng, họ sẽ phải tự cứu lấy mình. Bên cạnh đó, dù NHNN kiên định kiểm soát phân khúc bất động sản đầu cơ nhưng các doanh nghiệp vẫn khẩn thiết mong nhà điều hành “bật đèn xanh” cho các ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất cũng như gia hạn khoản nợ vay.

Sẽ phải bán bớt dự án, giảm giá thật

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Đức Toản, Tổng Giám đốc EZ Việt Nam, cho biết, cuộc họp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 8/2 chưa giải quyết được ngay vấn đề của thị trường hiện nay. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp chắc chắn phải nhìn lại chính mình và có giải pháp thực sự chủ động.

“Kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn trong khi bất động sản chỉ là một phần của nền kinh tế. Để cứu thị trường, các doanh nghiệp phải cứu lấy mình. Doanh nghiệp cần cơ cấu lại, rà soát lại các dự án, các khoản nợ. Theo đó với những chủ đầu tư có cùng lúc gần 50 dự án (lời Thống đốc NHNN nói trong cuộc họp - PV), nên chăng họ cần phải bán bớt dự án cho các nhà đầu tư có tiềm lực khác. Còn các dự án đã có pháp lý đủ điều kiện bán hàng, chủ đầu tư phải hạ giá”, ông Toản nói.

Theo ông Toản, hiện nay, thực tế nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn “tham” lãi và đầu tư dự án dàn trải. Vốn vay của dự án này dùng cho dự án khác. Khi thị trường phát triển tốt không sao, nhưng đến thời điểm thị trường xấu như bây giờ sẽ bị tắc. “Nhiều doanh nghiệp sẽ còn khó hơn nữa. Bây giờ mới chỉ là bắt đầu. Cần phải nhìn thẳng vào thực tế để không kỳ vọng những điều mơ hồ”, ông Toản nhận định.

Theo EZ Việt Nam, đến thời điểm này, nhiều dự án bất động sản chưa chịu hạ về giá trị thực. Có dự án liền kề quận ngoại thành bán 150 triệu đồng/m2 nhưng hạ còn 100 triệu đồng/m2, tuy nhiên giảm giá đến mức này cũng không ăn thua. Bản chất việc hạ giá bất động sản hiện nay chỉ là chiêu trò của chủ đầu tư, họ vẫn “găm” lợi nhuận.

Bất động sản phải tự cứu mình thay vì trông đợi từ các cuộc giải cứu Ảnh: Như Ý

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6, cũng cho rằng các chủ đầu tư, “trùm” bất động sản lớn hiện nay muốn qua cơn bĩ cực thì phải tự cơ cấu lại doanh nghiệp, “ăn” vào “thịt” mình trước đã. Theo ông Quế, giải pháp mạnh tay các doanh nghiệp cần làm là: cắt giảm nhân sự, bán bớt dự án và tìm cách thu tiền về. “Cuộc họp nóng của NHNN không được như kỳ vọng của doanh nghiệp nhưng thông qua đây doanh nghiệp biết được thông điệp rắn của nhà điều hành để mà tự điều chỉnh mình”, ông Quê nói.

Giãn khoản nợ vay, trái phiếu và giảm lãi suất

Tại cuộc họp ngày 8/2, ba kiến nghị của các doanh nghiệp bất động sản tập trung vào giãn nợ, cơ cấu lại nợ để không xuống nhóm nợ xấu; nới van tín dụng cho vay để hoàn thiện nốt các dự án dở dang và nếu được chuyển đổi một phần trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sang khoản vay. Ngoài kiến nghị thứ ba bị từ chối thẳng thừng, với hai kiến nghị đầu tiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, quyền sinh sát vẫn đang thuộc khối nhà băng, trong đó có vai trò đặc biệt của NHNN.

Để gỡ khó cho thị trường bất động sản, ngoài việc tự cơ cấu lại doanh nghiệp, ông Quê cho rằng, NHNN nên tích cực chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiến đến hạ lãi suất hai đầu cả tiết kiệm và cho vay. “Bởi hiện lãi suất tiết kiệm đang hấp dẫn hơn nhiều kênh đầu tư khác nên dòng tiền chảy vào ngân hàng lớn. Khi lãi suất tiết kiệm không còn hấp dẫn, dòng tiền sẽ chảy sang bất động sản. Đồng thời, ngân hàng cũng nên hạ lãi suất cho vay để gỡ khó cho cả chủ đầu tư và người mua nhà”, ông Quê phân tích.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho rằng trong tổng số dư nợ ngân hàng 800.000 tỷ đồng năm 2022, cần bóc tách ra xem có bao nhiêu phần trăm là khoản vay đã sử dụng vốn trả nợ trái phiếu, có bao nhiêu dự án đang triển khai hoàn tất thủ tục rồi mà ngân hàng chưa cho vay, có bao nhiêu dự án hiện nay thiếu giấy phép xây dựng... “Cần tiến hành đồng bộ cả các giải pháp tháo gỡ pháp lý thì hoạt động tái cơ cấu nợ mới hiệu quả. Nếu chỉ tái cơ cấu mà hàng vẫn không bán được do ách tắc pháp lý thì giải cứu không có ý nghĩa”, ông Hùng nói.

Trả lời phóng viên bên lề cuộc họp NHNN ngày 8/2, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), thừa nhận, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay không chỉ đối mặt khoản nợ đáo hạn mà còn áp lực với trái phiếu đã phát hành. Trong khi đó, nguồn thu từ dòng tiền bán bất động sản đang bị chững lại. Ông Hưng cho rằng, cần có biện pháp hỗ trợ như cho cơ cấu nợ và gia hạn cho cả khoản nợ vay và trái phiếu là cần thiết cho giai đoạn này.

“Bất động sản là ngành đặc thù, tài sản đảm bảo hữu hình, nó không sinh thêm ra được. Suốt thời gian dài vừa qua có xu hướng tăng lên, có lúc ngủ đông nhưng có thời gian tăng lên. Quan trọng là tính thanh khoản. Nếu như chúng ta hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này thì vài năm tới, thị trường ấm lên, kinh tế phát triển, bất động sản trở lại bình thường”, ông Hưng nói.

Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng nói rằng, Vietcombank cũng như các ngân hàng khác gặp nhiều khó khăn liên quan vấn đề pháp lý, các chính sách bất động sản qua các thời kỳ. Có trường hợp cấp tín dụng xong thì chủ đầu tư bị thay đổi hồ sơ pháp lý dự án, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chủ đầu tư mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới ngân hàng thương mại. Do đó, khi thẩm định về tính pháp lý của dự án, ngân hàng phải làm chặt chẽ hơn.

 

Nguồn: https://tienphong.vn/doanh-nghiep-bat-dong-san-nen-tu-cuu-minh-post1508764.tpo

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Facebook Google Twetter Linkedin

Bài viết khác có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?

Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiền, bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới.

Xem thêm...
Bốn lần mua đất không cần dò đáy

Tôi quan niệm làm việc hết sức mình và mua nhà đất ngay khi tài chính cho phép chứ không ngồi canh lúc nào là đỉnh hay đáy.

Giá trị của bất động sản (BĐS) tùy thuộc vào vị trí và thời điểm. Tôi chia sẻ quá trình đã mua BĐS để lập nghiệp cách đây 31 năm.

Xem thêm...
Giá rao bán đất nền ở Phú Quốc giảm 30-50% sau 1 năm, môi giới bỏ việc

Cùng với mất thanh khoản, giá đất nền tại thành phố đảo Phú Quốc (Kiên Giang) còn giảm giá tới 30-50% so với đầu năm ngoái.

Xem thêm...
Bạc Liêu muốn xây cao tốc 22.700 tỉ đồng kết nối Kiên Giang

Dự án xây dựng tuyến đường Bạc Liêu – Hà Tiên (Kiên Giang) có chiều dài toàn tuyến khoảng 58km, tiếp nối cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá, đi qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng đến đê biển Bạc Liêu.

Xem thêm...
Thời điểm này là cơ hội cho những nhà đầu tư sẵn tiền mua vào vì ít cạnh tranh, ít thổi giá

Trong bối cảnh giá bất động sản đã được điều chỉnh giảm về mức thực tế hơn và thị trường ít cạnh tranh hơn, nhà đầu tư có thể tận dụng thời cơ này để mua vào và ôm tài sản trong dài hạn.

Xem thêm...
Vì sao bất động sản luôn là khoản đầu tư an toàn?

Mọi người đang trở nên cảnh giác và thận trọng hơn về những khoản đầu tư mà họ nắm giữ. Thay vì tìm kiếm các khoản đầu tư có rủi ro lớn, lợi nhuận cao, nhiều người đang quay trở lại tìm kiếm các khoản đầu tư an toàn, như bất động sản.

 

Xem thêm...
Khởi công xây dựng đường bộ ven biển nghìn tỉ tại Kiên Giang

Sáng ngày 14/12, Sở Giao Thông - Vận tải Kiên Giang đã khởi công xây dựng đường bộ ven biển Hòn Đất - Kiên Lương với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỉ đồng.

Xem thêm...
Gần 4.000 tỉ đồng đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh băng qua miền Tây

Dự án xây dựng đường Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận có chiều dài khoảng 52km đi qua địa phận 2 tỉnh Kiên Giang - Bạc Liêu là thành phần của tuyến đường Hồ Chí Minh vừa được Bộ GTVT trình gửi Thủ tướng xem xét phê duyệt chủ trương

Xem thêm...
Thời điểm để người có nhu cầu thực mua nhà đã đến?

Năm 2023, giá nhà đất có thể sẽ được điều chỉnh hợp lý và không xuất hiện tình trạng thổi giá, vì vậy, theo các chuyên gia đây là cơ hội tốt để mua nhà.

Xem thêm...
Sẽ áp thuế suất cao hơn đối với giao dịch lướt sóng bất động sản?

Bộ Tư pháp đang xây dựng và hoàn thiện dự thảo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 của Chính phủ. Theo đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng thuế suất cao hơn đối với giao dịch lướt sóng Bất động sản.

Xem thêm...

Tin rao bán bất động sản đáng chú ý

Bán nhà mặt tiền kênh Sua Đũa, cách bến xe tỉnh 1km. Ấp Sua Đũa, xã Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành, Kiên Giang.
Mã tin:
KG006214
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
188 m²
Hướng:
Đông Bắc
Giá:
750.000.000 đ
Lượt xem:
108

Bán nhà mới 100% hẻm 81 Trương Định, phường An Bình, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (đoạn thông qua hẻm 139)
Mã tin:
KG005918
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
116 m²
Hướng:
Đông Bắc
Giá:
1.700.000.000 đ
Lượt xem:
1141

Bán nhà mới 100% hẻm 81 Trương Định, phường An Bình, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Mã tin:
KG005917
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
106 m²
Hướng:
Đông Nam
Giá:
1.790.000.000 đ
Lượt xem:
6857

Bán đất 5x20 hẻm 81 Trương Định, cách đầu hẻm 350m (phường An Bình, Rạch Giá, Kiên Giang)
Mã tin:
KG005333
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
80 m²
Hướng:
Đông Nam
Giá:
620.000.000 đ
Lượt xem:
19731

Bán đất nền khu dân cư An Bình (Phường An Bình, Tp Rạch Giá, Kiên Giang)
Mã tin:
KG005681
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
100 m²
Hướng:
Tây Bắc
Giá:
1.200.000.000 đ
Lượt xem:
18948