Nên tặng cho hay để thừa kế đất cho con?
Nên tặng cho hay để thừa kế đất cho con?
Xin hỏi, khi sang tên sổ đỏ cho con thì nên chọn hình thức cho tặng hay để thừa kế đất cho con sẽ có lợi hơn? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai 2013, gia đình bạn có quyền để lại thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho con mình.
Để lại thừa kế quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Như vậy thừa kế theo di chúc là để lại thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản. Thông qua di chúc, bố mẹ có thể định đoạt người hưởng quyền sử dụng đất.
Ưu điểm của việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất:
- Người để lại di chúc có quyền tự định đoạt người được hưởng di sản thừa kế
- Quyền sử dụng đất vẫn thuộc về người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi chết, quyền sử dụng đất mới chuyển giao cho người được hưởng thừa kế theo di chúc.
- Người để lại di chúc có quyền sửa đổi, hủy di chúc đã lập.
Tặng cho quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 547 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận".
Ưu điểm của tặng cho quyền sử dụng đất:
- Việc tặng cho quyền sử dụng đất sẽ có hiệu lực khi công chứng và đăng ký quyền sử dụng đất sang tên tại chi nhánh văn phòng đất đai.
- Có quyền lập hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện. Ví dụ: Cha mẹ có quyền tặng, cho nhà đất có điều kiện cho con như con có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ.
- Cả người tặng cho và người nhận tặng đều chủ động khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Trên đây là tư vấn của luật sư tặng cho hay để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Bạn có thể cân nhắc để lựa cho hình thức phù hợp với gia đình mình.
A.Tú
Nguồn: CafeLand
CHIA SẺ BÀI VIẾT
Bài viết khác có thể bạn quan tâm
Tách thửa đất là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Nhu cầu này khá phổ biến hiện nay, do đó người dân cần nắm rõ điều kiện tách thửa đất, một số loại đất không được phép tách thửa để tránh rủi ro.
Xem thêm...Xin hỏi, thửa đất của tôi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, hiện Nhà nước có thông báo thu hồi nhưng chưa có quyết định thu hồi và phương án bồi thường thì có được chuyển nhượng cho người khác không?
Xem thêm...
Xin hỏi, cách xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?
Xem thêm...(KTSG Online) – Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến từ ngày 3-1 đến 15-3-2023. Người dân có thể góp ý trực tiếp qua website: luatdatdai.monre.gov.vn.
Những hạn chế của Luật Đất đai 2013 đang là rào cản đối với các dự án bất động sản tại TPHCM. Ảnh: LVu
Xem thêm...
Không cẩn thận khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà đất, người mua có thể sẽ phải ngậm đắng nuốt cay, thậm chí mất trắng tiền cọc.
Xem thêm...Cha tôi mất năm 2015, ông bà nội tôi mất năm 2022. Lúc ông bà nội tôi mất có để lại một căn nhà nhưng không để lại di chúc.
Cho tôi hỏi phần tài sản của ông bà nội tôi để lại, anh chị em tôi có được hưởng thừa kế hay không?
Diện tích đất thực tế nhiều khi không trùng khớp, có thể nhỏ hơn diện tích ghi trong sổ đỏ, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Dưới đây là phương án xử lý khi diện tích đất thực tế nhỏ hơn so với sổ đỏ.
Xem thêm...Thời hạn sử dụng đất gồm sử dụng lâu dài và sử dụng có thời hạn, trong đó đất có thời hạn sử dụng 50 năm rất phổ biến. Vậy, có phải đất 50 năm khi hết thời hạn sử dụng sẽ bị thu hồi?
Xem thêm...- Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS năm 2005) cũng như BLDS năm 2015 quy định trường hợp chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu bất động sản vây bọc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của họ mà trong số đó là nhu cầu có lối đi qua bất động sản vây bọc. Trong phạm vi bài viết này tác giả tập trung phân tích những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề để có thể thấy điểm tiến bộ trong quy định này ở BLDS năm 2015.Xem thêm...