Ngân hàng Nhà nước chính thức sửa Thông tư 01: Kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Ngày 7/9/2021, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Theo đó, Điều 4 của Thông tư quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện:

Thứ nhất, dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính (quy định cũ là 10/6/2020). 

Thứ hai, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022.

Thứ ba, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp: 

- Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thoả thuận;

- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020;

- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021;

- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021. 

Theo giải thích trước đó của NHNN, việc gia hạn thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng là do căn cứ vào kế hoạch tiêm chủng và kế hoạch kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, tại dự thảo thông tư lần 1 lấy ý kiến các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng đã đánh giá và đề xuất việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 là phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng với dịch, theo đó, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có thêm khoảng thời gian 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên những nội dung đề xuất tại Dự thảo Thông tư được công bố trước đó. 

Trong khi đó, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị sửa Thông tư 01 theo hướng kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến "sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch". Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, nếu thay đổi thời gian đến sau 3 tháng kể từ ngày hết dịch như cơ quan này đề xuất thì NHNN sẽ không phải lo liên tục sửa đổi Thông tư.

 

Theo http://ttvn.toquoc.vn/

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Facebook Google Twetter Linkedin

Bài viết khác có thể bạn quan tâm

Hơn 7,2 triệu tỉ đồng bất động sản đang thế chấp tại ngân hàng

Bất động sản là loại tài sản đảm bảo chiếm tỉ trọng lớn nhất cho các khoản vay tại các ngân hàng. Tổng giá trị bất động sản thế chấp tại nhóm ngân hàng khảo sát đã tăng 9% so với cuối năm trước trong khi cho vay khách hàng chỉ tăng chưa đến 3%.

Xem thêm...
Triển vọng cổ phiếu bất động sản

Nhóm cổ phiếu bất động sản được kỳ vọng dẫn dắt thị trường trong những tháng cuối năm 2021, với bối cảnh ngành được hưởng lợi từ đầu tư công, chính sách mang tính hỗ trợ cũng như nhu cầu của nhà đầu tư.

 

Xem thêm...
Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Do đó, Nhà nước quy định một số khoản thu nhập được miễn thuế. 

Xem thêm...
Nợ xấu là gì? Làm thế nào để không rơi vào nhóm nợ xấu?

Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp tới điểm xếp hạng tín dụng cá nhân hoặc không nằm trong tiêu chí cho vay của ngân hàng. Do đó, nếu rơi vào nhóm nợ xấu, bạn sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Xem thêm...
Siết tín dụng vào BĐS: Ngân hàng “vừa đấm vừa xoa”

Tại một hội thảo mới đây, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ sự nghi ngờ về con số tỷ trọng cho vay bất động sản (BĐS) thực chất đang là bao nhiêu, chính sách tiền tệ được xem là linh hoạt do Ngân hàng Nhà nước áp dụng với cho vay BĐS thời gian qua liệu có chứa đựng nhiều mâu thuẫn?

 

Xem thêm...
Những nguồn tiền nào sẽ thay thế vốn ngân hàng rót vào BĐS?

Siết tín dụng, quản lý chặt vay tiêu dùng vào BĐS, nâng hệ số rủi ro… vốn vay ngân hàng dành cho BĐS đang hẹp cửa. Câu hỏi đặt ra hiện nay là thị trường BĐS trong thời gian tới liệu có rơi vào trầm lắng?

 

Xem thêm...

Tin rao bán bất động sản đáng chú ý

Bán nhà hẻm 198 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Vĩnh Quang, Tp Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Mã tin:
KG005353
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
71 m²
Hướng:
Đông Bắc
Giá:
1.400.000.000 đ
Lượt xem:
18137

Bán nền biệt thự BT11-3x Nguyễn Thành Thép - KĐT Phú Cường (phường An Hoà, tp Rạch Giá, Kiên Giang)
Mã tin:
KG006215
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
270 m²
Hướng:
Đông Bắc
Giá:
3.500.000.000 đ
Lượt xem:
72

Bán nhà mặt tiền kênh Sua Đũa, cách bến xe tỉnh 1km. Ấp Sua Đũa, xã Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành, Kiên Giang.
Mã tin:
KG006214
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
188 m²
Hướng:
Đông Bắc
Giá:
750.000.000 đ
Lượt xem:
142

Bán nhà mới 100% hẻm 81 Trương Định, phường An Bình, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (đoạn thông qua hẻm 139)
Mã tin:
KG005918
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
116 m²
Hướng:
Đông Bắc
Giá:
1.700.000.000 đ
Lượt xem:
1153

Bán nhà mới 100% hẻm 81 Trương Định, phường An Bình, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Mã tin:
KG005917
Địa điểm:
Kiên Giang
Diện tích:
106 m²
Hướng:
Đông Nam
Giá:
1.790.000.000 đ
Lượt xem:
6882